Youcat – I.I.3 – Con người đáp lời Thiên Chúa

Một cách rõ ràng hơn, Người muốn nói với ta qua Lời Người hoặc qua tiếng lương tâm của ta. Người nói với ta như nói với những người bạn. Như vậy, ta cần trả lời Người, hoàn toàn trông cậy vào Người, học hỏi để hiểu biết Người hơn và đón nhận ý muốn Người không có giới hạn.

118
0

PHẦN I: KINH TIN KÍNH

ĐOẠN I: TẠI SAO CHÚNG TA TIN

CHƯƠNG 3: Con người đáp lời Thiên Chúa

20. Chúng ta có thể trả lời Thiên Chúa thế nào khi Người nói với chúng ta?

Chúng ta trả lời Thiên Chúa khi chúng ta tin Người. [142-149]

Người muốn tin cần có một tấm lòng biết nghe theo lương tri (1 V 3,9). Thiên Chúa tìm tiếp xúc với ta bằng nhiều cách. Mỗi lần gặp gỡ ai, mỗi lần thán phục trước quang cảnh thiên nhiên, mỗi việc tình cờ hiển nhiên, mỗi thách đố, mỗi đau khổ đều có ẩn giấu một sứ điệp mà Thiên Chúa muốn gửi ta.

Một cách rõ ràng hơn, Người muốn nói với ta qua Lời Người hoặc qua tiếng lương tâm của ta. Người nói với ta như nói với những người bạn. Như vậy, ta cần trả lời Người, hoàn toàn trông cậy vào Người, học hỏi để hiểu biết Người hơn và đón nhận ý muốn Người không có giới hạn.

21. Đức tin là gì?

Đức tin là nhận biết và trông cậy. Đức tin có 7 đặc tính sau:

  1. Đức tin là ơn ban tuyệt vời của Thiên Chúa, ta nhận được khi ta sốt sắng cầu xin.
  2. Đức tin là sức mạnh siêu nhiên, tuyệt đối cần thiết để ta được cứu độ.
  3. Đức tin đòi phải có ý muốn tự do và sự hiểu biết rõ ràng, khi ta đáp lại lời mời của Thiên Chúa.
  4. Đức tin là sự chắc chắn tuyệt đối, vì chính Chúa Giêsu bảo đảm như thế.
  5. Đức tin chỉ trọn vẹn, khi đức tin được thể hiện qua những việc bác ái.
  6. Đức tin lớn dần khi ta luôn biết lắng nghe Lời Chúa và đối thoại sống động với Người trong cầu nguyện.
  7. Đức tin cho ta nếm cảm trước niềm vui Thiên đàng ngay ở đời này. [153-165, 179-180, 183-184]

Đức tin còn hơn là hiểu biết rất nhiều, đức tin là một cậy trông. Chính đức tin đã làm cho Abraham di cư sang Đất Hứa, đã khiến cho các vị tử đạo trung thành cho đến chết; và ngày nay, đức tin còn nâng đỡ các Kitô hữu bị bách hại. Đức tin chiếm đoạt toàn bộ con người. → 307

📕 Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thì dù anh em có bảo cây dâu này: hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em. – Lc 17,16

Đức tin tự bản tính là chấp nhận một chân lý mà trí khôn không thể đạt tới; đức tin dựa vào bằng chứng một cách đơn giản và cần thiết.

Chân phước John Henry Newman (1801-1890, trở lại Công giáo, sau làm Hồng y của Hội thánh Công giáo, triết gia Anh và thần học gia)

22. Tin nghĩa là gì?

Tin là đi vào một tương quan cá vị với Thiên Chúa, và sẵn sàng đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa mặc khải về chính Ngài. [150-152]

Khi bắt đầu tin con người thường cảm thấy mình rung động hoặc âu lo. Con người cảm thấy thế giới hữu hình và mọi việc thường xảy ra chưa phải là tất cả. Khi tin là họ cảm thấy xúc động vì đụng chạm đến một mầu nhiệm. Rồi họ lần theo các dấu vết đưa dẫn họ tới sự hiện hữu của Thiên Chúa và dần dần thấy mình tin tưởng để nói với Người, rồi cuối cùng họ tự nguyện bước vào mối tương quan với Người.

Trong Tin Mừng thánh Gioan ta đọc rằng: Thiên Chúa, chưa có ai thấy bao giờ; chỉ có Con duy nhất ở trong lòng Cha là Chúa Ki tô, chính Người mới dẫn dắt cho họ hiểu biết Thiên Chúa. Vì thế ta phải tin Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, nếu ta muốn biết Thiên Chúa muốn nói gì với ta. Tin có nghĩa là đồng thuận với Đức Giêsu và đặt cược toàn bộ đời mình cho Người.

Tin nghĩa là chịu đựng sự khó hiểu của Thiên Chúa suốt đời.

Karl Rahner (1904-1984, thần học gia Đức)

Tôi không tin nếu tôi không nhận thấy rằng tin là điều hợp lý.

Thánh Tôma Aquinô

Tin vào Thiên Chúa là thấy rằng trong các thực tại của thế giới tất cả chưa được nói đến. Tin vào Thiên Chúa là thấy rằng cuộc đời có một ý nghĩa.

Ludwig Wittgenstein (1889-1951, triết gia Áo)

Cái mà ta tin là điều quan trọng, nhưng còn quan trọng hơn nữa là ta tin vào ai.

Đức Bênêđictô XVI, 28-5-2005

Tôi tin để hiểu.

Thánh Anselmô Cantorbery (1033-1109, tiến sĩ Hội Thánh, thần học gia Trung Cổ)

Tôi không có tưởng tượng. Tôi không thể hình dung ra Thiên Chúa Cha. Tất cả điều tôi có thể thấy là Chúa Giêsu.

Chân phước Têrêsa Calcutta (1910-1997, sáng lập dòng. Đoạt giải Nobel Hoà bình 1979)


23. Có sự xung khắc giữa đức tin với khoa học không?

Chẳng có sự xung khắc nào giữa đức tin với khoa học mà không giải quyết được, vì không thể có 2 loại chân lý. [159]

Thiên Chúa đã dự liệu cho có cả đức tin và khoa học để giúp đỡ nhau. Đó là lý do tại sao đức tin Kitô giáo khích lệ và cổ vũ các khoa học, kể cả các khoa học tự nhiên. Nhờ đức tin, ta hiểu biết các thực tại vượt quá khả năng của trí tuệ ta, nhưng chúng lại có thật mặc dầu không thể dùng lý trí đạt được. Đức tin nhắc nhớ cho các khoa học rằng các khoa học không được thay thế Thiên Chúa mà phải phục vụ cho thế giới vạn vật và tôn trọng phẩm giá của con người.

Không ai có thể hiểu được các thực tại thần linh hay nhân loại nếu không nghiêm chỉnh học toán học trước.

– Thánh Augustinô (354-430, tiến sĩ Hội Thánh, văn sĩ và thần học gia thời Hội Thánh đầu tiên)

Chúng tôi không thấy có xung khắc giữa Thiên Chúa và khoa học. Cả hai bên không loại trừ nhau như ngày nay có người tin như vậy hoặc nghi ngờ như vậy, cả hai bổ túc cho nhau và chồng chéo lên nhau.

Max Planck (1858-1947, nhà vật lý học, Giải Nobel 1918, sáng lập lý thuyết các quanta)

24. Đức tin của tôi có liên quan gì đến Hội Thánh?

Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai tự sống một mình. Chúng ta nhận đức tin từ Hội Thánh và sống đức tin trong tình hiệp thông với những ai cùng chung niềm tin vào Thiên Chúa. [166-169, 181]

Đức tin là một điều rất riêng của con người, nhưng không phải vì thế mà nó là chuyện riêng tư của họ. Người muốn tin phải có thể nói “tôi” cũng như nói “chúng tôi”, bởi vì một đức tin mà ta không thể chia sẻ hoặc thông truyền thì quả là vô lý. Cá nhân người tin tự ý dính kết với “chúng tôi tin” của Hội Thánh. Chính là từ Hội Thánh mà họ nhận được đức tin.

Qua các thế kỷ, Hội Thánh đã truyền bá đức tin, đã bảo vệ khỏi mọi xuyên tạc và đã để cho ánh sáng đức tin luôn không ngừng soi chiếu. Do đó, đức tin là tham gia vào một xác tín tập thể. Đức tin của những người khác nâng đỡ tôi, cũng như lửa đức tin của tôi đốt lên hoặc làm cho mạnh lên lửa của những người khác. Chữ “tôi” và “chúng tôi” của đức tin được nhấn mạnh bởi việc Hội Thánh dùng hai bản tuyên xưng đức tin trong khi cử hành thánh lễ: Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ bắt đầu bằng “Tôi tin” và Kinh Tin Kính Công đồng Nixê-Constantinople bắt đầu bằng “Chúng tôi tin” (hình thức xưa nhất).

📕 Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó giữa họ. – Mt 18,20

✠ Credo: Tiếng này dùng để chỉ các kinh tuyên xưng đức tin của Hội Thánh, trong đó các yếu tố chính của đức tin được sắp xếp có trật tự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *